TRƯỜNG TRUNG HỌC PHAN CHÂU TRINH(1952-1975)
Năm học 1953-1954, ông Trương Cảnh Ngôn – nguyên Thanh tra tiểu học, phụ trách hành chính (3 tháng). Thầy Bùi Tấn (dạy toán ở trường QuốcHọc – Huế) được bổnhiệm Hiệu trưởng. Ban giảng huấn được tăng cường: NguyễnVăn Tri, Đặng Xuân Hân, Bửu Thiếc, Tôn Nữ Từ Diệm và Nguyễn Thị Hường.
Đang xem: Thpt phan chu trinh đà nẵng
Nhân dịp khai giảng năm học 1954-1955, cơ sở chính củatrường đã được xây dựng xong ở một địa điểm mới -167 Lê Lợi. Khuôn viên trườngnằm trên một khu đất có bốn mặt đường: Lê Lợi, Thống Nhất (nay là Lê Duẩn), Duy Tân (nay là NguyễnChí Thanh) và Nguyễn Hoàng (nay là Hải Phòng).
Năm học 1955-1956, thầy Bùi Tấn thuyên chuyển công tácvào Tam Kỳ, thầy Huỳnh Văn Gi được bổ nhiệm Hiệu trưởng. Đến năm học 1956- 1957, thầy Huỳnh Văn Gi nghỉ hưu, thầy Nguyễn Đăng Ngọc được bổ nhiệm Hiệu trưởng.Năm học 1958-1959, trường mở 3 lớp đệ nhị cấp đầu tiên: Lớp Đệ Tam (Lớp 10).
Từ 1958 đến 1962, cơ sở vật chất của trường được tiếptục xây dựng và mở rộng, ớ phía đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), một dãynhà hai tầng (8 phòng học) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm học1958-1959. Đoạn đường Nguyễn Hoàng (nay là Hải Phòng) – từ đường Lê Lợi đến đườngDuy Tân (nay là Nguyễn Chí Thanh) bị cắt bỏ để để mở rộng khuôn viên nhà ừường(nối liền hai khu đất: Trường Phan Châu Trinh và Trường tiểu học của Pháp). Cơsở cũ của trường tiểu học gồm 5 phòng học (dùng làm nhà côngvụ và dạy các môn Nhạc, Vẽ, Nữ công gia chánh… sân trường là nơi để dạy thể dục.Từ năm 1980, cơ sở này chuyển thành khu nhà ở của cán bộ ngành giáodục tỉnhQuảng Nam – Đà Nắng), ớ vị trí tiếp giáp giữa hai trường, ở phía Bắc đường NguyễnHoàng, một dãy nhà trệt được xây dựng dùng làm Văn phòng và phòng làm việc củaHiệu trưởng.
Năm học 1961-1962, Trường Trung học Phan Châu Trinh đượchợp thức hóa là Trường Trung học đệ nhất cấp. Đến năm 1962-1963, ừường được cảibiến thành Trường Trụng học đệ nhị cấp. Cuối năm 1962, thầy Nguyễn Đăng Ngọc- thuyênchuyển công tác; thầy Ngô Văn Chương (dạy văn ở trường Đồng Khánh – Huế, nay làtrường Hai Bà Trưng) được bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Cuối năm 1963, thầy Ngô Văn Chương – chuyển công tác,thầy Châu Trọng Ngô được bổ nhiệm Hiệu trưởng. Giám học là thầy Ngô Anh Tuấn, TổngGiám thị là thầy Trần Hữu Duận.
Năm học 1964-1965, thầy Châu Trọng Ngô thuyên chuyểncông tác về Huế, thấy Ngô Anh Tuấn xin từ chức. Thầy Đặng Ngọc Tuấn từ Quy Nhơnra được cử làm Giám học, xử lý thường vụ (khoảng hơn 1 năm, trường không có Hiệutrưởng).
Năm học 1966-1967, thầy Trần Vinh Anh (dạy sử ở trường TrầnQuý Cáp – Hội An, cựu học sinh Phan Châu Trinh – ĐàNang), được bổ nhiệm Hiệu trưởng, thầy Thái Doãn Ngà (dạy toán ở trường Quốc Học- Huế), được cửlàm Giám học. Trong năm học này, phòng thí nghiệm khoa học và thư viện được xâydựng ở khu đất trống ở giữa dãy nhà Văn phòng (gần đường Nguyễn Hoàng) và dãynhà công vụ (trường tiểu học của Pháp cũ).
Năm học1967-1968, sau khi thầy Trần Vinh Anh bị sát hại trong khi làm nhiệm vụ tại NhaTrang (Phó Chủ tịch Hội đồng thi Tú tài I), thầy Thái Doãn ngà được bổ nhiệm Hiệutrưởng, thầy Huỳnh Mai Trác được cử làm Giám học, thầy Lê Văn Tâm đượccử làm Tổng Giám thị. Hội đồng sư phạm gồm 130 người, học sinh khoảng trên3000. Trường có 36 lớp (17 lớp Đệ Nhất cấp và 19 lớp Đệ Nhị cấp). Từ năm họcnày, trường mở thêm các lớp bán công ban đêm (Đệ Nhị cấp).
Năm học1968-1969, thầy Lê Long Viên được cử làm Tổng Giám thị, Phụ tá Tổng Giám thị làthây Dương Đức Phương, thầy Ngô Hữu Ngọc được cử làm Phụ tá Giám học. Trường nữtrung học Hồng Đức được thành lập (địa điểm hiện nay là Văn phòng Đại học ĐàNang), hầu hết số học sinh nữ cũa trường Phan Chầu Trinh chuyển sang trường HồngĐức, chỉ còn một ít nữ sinh học ban B (Toán – Lý) còn ở lại, vì trường Hồng Đứckhông có các lớp ban B.
Từ năm học1969-1970 đến năm học 1970-1971, Hội Phụ huynh học sinh đã tích cực tham gia vào việc phát triển cơ sở vật chất của trường. Dãynhà dùng làm Văn phòng (ở gần đường Nguyễn Hoàng) được nâng thành 2 tầng đểtăng thêm số phòng học. Một dãy nhà 2 tầng ở sát cạnh đường Thống Nhất (nay làLê Duẩn) gồm 8 phòng học được xây dựng mới. Kinh phí xây dựng do Hội Phụ huynhhọc sinh đảm trách.
Trong các năm học 1971- 1972,1972-1973,cổngtrường, Vănphòng mới (dãy nhà ừệt dọc theo đường Lê Lợi), dãy phòng học chính (dọc theo đườngDuy Tân (nay là Nguyễn Chí Thanh) được nối dài và nâng thành 2 tầng, phòng thínghiệm cũng được nâng thành 2 tầng, tầng trên dùng làm thính đường (Hội trường).
Năm học 1973-1974, thầy Thái Doãn Ngà chuyển công tác,thầy Huỳnh Mai Trác được bể nhiệmHiệu trưởng, thầy Trần Đại Tăng được cử làm Giám học, thầy Lâm Thành Bích làmPhụ tá Giám học.
Năm học 1974-1975,tníờng Phan Châu Trinh có 68 lớp (42lớp Đệ Nhất cấp, 26 lớp Đệ Nhị cấp).
TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP III PHAN CHÂUTRINH (1975-2000)
Năm học 1975-1976, năm học đầu tiên sau ngày đất nướchoàn toàn thống nhất. Ban Điều hành nhà ừường gồm thầy Lê Phú Lộc (dạy ….) -Trưởng ban, cô Bùi Thị Huệ (dạy văn), thầy Nguyễn Đình Trọng – ủy viên. Tháng10 – 1975, thầy Lê Phú Lộc chuyển công tác, thầy Trương Đình Nam (dạy văn) đượccử đến làm Trưởng ban Điều hành. Thầy Trần Gia Huấn (dạy toán), thầy Đoàn Khải(dạy toán) được tăng cường thêm cho Ban Điêu hành. Bắt đầu từ năm học1975-1976, thực hiện chủ trương tách các lớp Đệ Nhất cấp (cấp II, nay là Trunghọc cơ sở) với các lớp Đệ Nhị cấp (cấp III, nay là Trung học phổ thông). Trườngchuyển học sinh các lớp từ lớp 6 đến lớp 9 về các trường Phổ thông cơ sở (cấpI, II) ừong thành phố và tiếp nhận học sinh các lớp từ lớp 10 đến lớp 12 (cấpHI) từ các trường chuyển về. Trường chính thức mang tên Trường Phổ thông cấp mPhan Châu Trinh. Hội đồng sư phạm gồm 83 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sĩ số họcsinh là 2.861 với 56 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12). Tiếp tục thực hiện chương trìnhphân ban, sử dụng sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Giải phóng.
Năm học1976-1977, BanGiám hiệugồm: Hiệu trưởng- thầyTrương Đình Nam; các Phó Hiệu trưởng: cô Bùi Thị Huệ, thấy Trần Gia Huấn, thầyĐoàn Khải, thầy Nguyễn Đình Trọng và cô Nguyễn Thị Thanh Phước (dạy Văn) mới đượctăng cường.
Năm học 1977-1978, trường đón toàn bộ thầy, trò trường Phổ thông cấp III NguyễnTrường Tộ (nay là trường Trung học có sở Tây Sơn)ệ Thầy Nguyễn ĐìnhTrọng chuyển công tác, Ban Giám hiệu được bể sung thầy Nguyễn Đình Huân (dạyToán) – Phó Hiệu trưởng. Hội đồng sư phạm tăng lên 129 CB-GV- NV. Sĩ số họcsinh là 3.837 với 71 lớp.
Năm học 1978-1979, thầy Trần Gia Huấn chuyển công tácvề Ty Giáo dục, Ban Giám hiệu được tăng cường cô Nguyễn Thị Nhung (dạy văn) -Phó Hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Ngoạn (dạy toán)-Phó Hiệu trưởng.
Năm học 1980-1981, bắt đầu xóa ban ở các lớp cấp III,trường Phổ thông cấp rn Phan Châu Trinh đổi thành trường Phổ thông Trung họcPhan Châu Trinhệ Thầy Trương Đình Nam chuyển công tác về Ty Giáo dục,thầy Đoàn Khải được bổ nhiệm Hiệu trưởng. Ban Giám hiệu được bổ sung thầy HoàngTrạch Thạnh (dạy địa lý).
Năm học1981-1982, Các lớp Chuyên đầu tiên của tỉnhQuảng Nam- Đà Nẵng (Văn, Toán, Anh) được hình thành; Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợpdo UNICEF tài trợ, được thành lập tại ữườngể Thầy Nguyễn Đình Huânchuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh.
Năm học 1982-1983, căn cứ vào địa bàn dân cư trong thành phố, mộtsố thầy cô giáo và học sinh của trường Phan Châu Trinh chuyển đến các trường TrầnPhú, Thái Phiên. Cô Nguyễn Thị Thanh Phước – chuyển về trường Trần Phú, thầyPhan Thanh Kế (dạy toán) chuyển đến làm Phó Hiệu trưởng. Hội đồng sư phạm gồm129 CB-GV-NV. Sĩ số học sinh 2697 với 59 lớp.
Năm học 1984-1985, cô Nguyễn Thị Ngoạn chuyển công tácvề Ban Giáo dục thành phố. Năm học 1985- 1986, thầy Phan Thanh Kế thôi giữ chứcvụ Phó Hiệu trưởng, thầy Đặng Thanh (dạy Toán) được cử làm Phó Hiệu trưởng.
Năm học 1986-1987, các lớp Chuyên (văn, toán, lý, Anh,Nga) của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (được hình thành tại trường Phan Châu Trinh từnăm học 1981-1982) và một số thầy cô dạy lớp chuyên chuyên sang đơn vị mới. Đâylà thế hệ thầy cô và học sinh đầu tiên của trường Năng khiếu Lê Quý Đôn (nay làtrường THPT Chuyên Lê Quý Đôn,Đà Nang). Hội đồng sư phạm gồm 145 CB-GV- NV. Sĩ số học sinh là 3.360 với 64 lớp.
Năm học 1989-1990, thầy Đoàn Khải từ trần (12-1989),cô Bùi Thị Huệ được cử làm Quyền Hiệu trưởng. Tháng2-1990, thầy Nguyễn Tiến Hành – Hiệutrưởng trường Năng khiếu Lê Quý Đôn, được cử đến làm Hiệu trưởng.
Năm học 1990-1991, trường tiếp nhận toàn bộ học sinh khối 11của trường PTTH Trần Phú (trường này chuẩn bị chuyển sang hệ bán công). Hội đồngsư phạm gồm 142 CB-GV-NV. Sĩ số học sinh là 2.848 với 60 lớp học.
Năm học 1993-1994, thực hiện chương trình thí điểmphân ban mới (KHTN, KHTN-KT, KHXH-NV). Bắt đầu xây dựng Nhà đa năng TD-TT. Nămhọc 1994-1995, cô Nguyễn Thị Nhung – Phó Hiệu trưởng, chuyển công tác về NXBGiáo dục. Năm học 1997-1998, cô Bùi Thị Huệ-Phó Hiệu trưởng, nghỉ hưu. Hội đồngsư phạm gồm 154 CB-GV-NV. Sĩ số học sinh là 3.164 với 65 lớp học.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHANCHÂU TRINH (2000-2012)
Năm học 1999-2000, thực hiện Luật Giáo dục, trường Phổthông Trung học Phan Châu Trinh đổi tên thành trườngTrung họcPhổ thông Phan Châu Trinh. Tháng 9-1999, thầy Nguyễn Em (dạy toán) và cô Lê ThịThu Hà (dạy văn) được cử làm Phó Hiệu trưởng. Tháng 5-2000, thầy Hoàng Trạch Thạnh- Phó Hiệu ừưởng, nghỉ hưu.
Năm học 2000-2001, tháng 9-2000, thầy Nguyễn Tiến Hành- Hiệu trưởng, nghỉ hưu; thầy Đặng Thanh – Phó Hiệu trưởng, chuyển công tácsang trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; thầy Lê Phú Kỳ – Cựu học sinh, Hiệu trưởngtrường THPT chuyên Lê Quý Đôn – được cử làm Hiệu trưởng.
Năm học 2002-2003, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lậptrường, UBND Thành phố Đà Nẵng quyết định mở rộng trường THPT Phan Châu Trinh(mở rộng khuôn viên trường sang khu vực trường THCS Kim Đồng (trước đây là trườngNam Tiểu học). Tháng 3-2003, thầy Huỳnh Bá Tam (dạy toán) được cử làm Phó Hiệutrưởng.
Năm học 2003-2004, bắt đầu thực hiện thí điểm chươngtrình phân ban (Ban KHTN, Ban KH-XH&NV)
Năm học 2004-2005, khánh thànhcơ sở mới của trường THPT Phan Châu Trinh (so 154 Lê Lợi). Cơ sở mới gồm 60 phònghọc, các phòng chức năng, phòng giáo viên, hội trường 1.200 chỗ, nhà đa năngTDTT, sân bóng đá mini, hồ bơiắ.. Hội đồng sư phạm gồm 238 CB-GV-NV.Sĩ số học sinh: 4.578 với 94 lớp học.
Năm học 2006-2007, tháng 3-2007,cô Nguyễn Thu Nga (dạy văn) được cử làm Phó Hiệu trưởng.
Năm học 2009-2010, tháng3-2010, cô Lê Thị Thu Hà- Phó Hiệu ừưởng,nghỉ hưu. Hội đồng sư phạm gồm 242 CB-GV-NV. Sĩ số học sinh: 4.700với 95 lớp học.
Năm học 2010-2011, tháng 8-2010, thầy Nguyễn QuangHưng (dạy văn) được cử làm Phó Hiệu trưởng. Trong năm học này, UBND Thành phốquyết định mở lại đường Hải Phòng (trước đây là đường Nguyễn Hoàng) đoạn nối liềnđường Lê Lợi và Nguyễn Chí Thanh (trước đây là đường Duy Tân), thu hồi khu đấtcủa trường tiểu học của Pháp (Hội trường, Nhà đa năng TDTT, Phòng thí nghiệm) đểphục vụ yêu cầu quy hoạch, phát triển thành phố.
Năm học 2011-2012. Hội đồng sư phạm gồm 239 CB- GV-NV.Sĩ sốhọc sinh: 4.794 với 99 lớp học. Tháng 3-2012, thầy Nguyễn Em – Phó Hiệutrưởng, nghỉ hưu.
Xem thêm: Tuyển Tập 100 Đề Thi Mẫu Thpt Quốc Gia 2016 Môn Toán, 10 Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia 2016 Môn Toán
Năm học 2012-2013: Tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lậpTrường (15.9.1952 -15.9.2012). Hội đồng sư phạm gồm 241 CB-GV-NV. Sĩ số họcsinh: 4.760 với 98 lớp học.
Related posts
Những Cô Gái Trong Thành Phố Tập Cuối Kết Thúc Bằng Nước Mắt
Tập 34 cũng là tập cuối “Những cô gái trong thành phố” vừa lên sóng tối 18/4 đã để lại nhiều...
Tuyên Truyền Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Thpt, Chi Tiết An Toàn Giao Thông
nguyenminhchau.com – Theo đánh giá của cơ quan chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định...
Hướng Dẫn Cài Máy In Hp Laserjet P1102W Nhanh, Tải Driver Máy In Hp Laserjet P1102W Nhanh
Driver máy in Hp LaserJet P1102 là Phần mềm kết nối máy in Hp 1102 với máy tính. Bạn mới...
Phổ Điểm Các Môn Thi Thpt Quốc Gia 2019 Theo Tên, Bằng Số Báo Danh
Theo Công văn 1209/BGDĐT-QLCL, kết quả thi THPT quốc gia 2019 sẽ được công bố vào ngày 14/07. Để...
Website Của Trường Thpt Mai Thanh Thế, Trường Thpt Mai Thanh Thế
Sáng ngày 05/9, tại Trường Trung học phổ thông Mai Thanh Thế, Phường 1, thị xã Ngã Năm long...
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Kỳ Thi Thpt Quốc Gia 2019, Bộ Giáo Dục
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng; trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi các...